Share This Article
Jamoulle, M., Nguyễn Thùy, C., Trần Thị Hoa, V., Nguyễn Thị Bích, D., & Võ, T. L. (2016). Danh mục thuật ngữ đa ngôn ngữ về y học tổng quát và y học gia đình – Phiên bản tiếng Việt. (D/2016/7848/06). Jumet, Belgium: CARE Editions.
https://hdl.handle.net/2268/202214
Lire la suite : Danh mục thuật ngữ đa ngôn ngữ về y học tổng quát và y học gia đình – Phiên bản tiếng Việt.[viet] Tài liệu này mang tên Từ điển thuật ngữ đa ngôn ngữ sử dụng trong Y học Tổng quát và Y học Gia đình – phiên bản tiếng Việt, được phiên dịch trực tiếp từ bản tiếng Pháp với sự đồng ý của tác giả Marc Jamoulle. Tài liệu tập trung giới thiệu chi tiết các thuật ngữ và định nghĩa đi kèm của bảng mã Q-codes. Đây là bảng danh mục các thuật ngữ đề cập các vấn đề không thuộc khía cạnh lâm sàng, được sử dụng trong chuyên ngành Y học Tổng quát và Y học Gia đình. Bộ danh mục này được nghiên cứu phát triển trên cơ sở sử dụng các công cụ khác nhau chuyền về thuật ngữ (ứng dụng chạy trên máy chủ tại www.hetop.eu của phòng thí nghiệm tin sinh học thuộc Đại học Rouen, nước Pháp). Mục đích của bảng mã Q-codes là nhằm giúp mô tả các phạm trù hệ thống mang tính đặc thù của chuyên ngành Y học gia đình. Q-codes đóng góp như một chương bổ sung thêm cho Bảng phân loại quốc tế dành cho chăm sóc ban đầu, phiên bản thứ 2 (ICPC-2). Q-codes cũng là một phần của đề án 3CGP (Core Content Classification in Primary Care – Classification du Contenu Essentiel des Soins Primaires). Trong đó, 3CGP kết hợp ICPC-2 và Q-codes nhằm giúp thiết lập chỉ mục qui chiếu cho các tài liệu. Trong tài liệu này, tác giả cũng giới thiệu khái quát về hệ thống lập chỉ mục chuyên biệt cho chuyên ngành y học gia đình. Một số thông tin về ứng dụng HeTOP dùng để xây dựng bộ danh mục này cũng sẽ được trình bày trong mục riêng. Phần cuối của tài liệu sẽ được sử dụng để giới thiệu chi tiết nội dung và các định nghĩa liên quan của bảng danh mục mã Q codes.
[fr] La présente monographie reproduit, sous le nom de «Les Q-Codes et la terminologie multilingue de médecine générale et de famille – version vietnamienne» la liste des Q-Codes et de leur définitions. Les Q-Codes, classification des items non- cliniques de la médecine générale et de famille, ont été élaborés sous une forme compatible avec le développement d’une ontologie informatique sur le serveur web www.hetop.eu du laboratoire de bioinformatique de l’Université de Rouen, France. Les Q-Codes tendent à représenter l’essentiel des concepts organisationnels de la Médecine de Famille. Les Q-codes forment un chapitre complémentaire à la Classification Internationale des Soins Primaires, deuxième édition (CISP-2). Ils font partie du projet 3CGP (Core Content Classification in Primary Care – Classification du Contenu Essentiel des Soins Primaires). 3CGP allie donc la CISP-2 et les Q-Codes à des fins d’indexation documentaire. Le projet d’un système d’indexation spécifique de la médecine de famille est expliqué et les capacités du serveur web HeTOP sont détaillées. On trouvera ensuite la liste tabulaire des Q-Codes, puis la liste des définitions utilisées suivi d’un index.